Trong tuần, những rắc rối quanh vụ ly hôn nghìn tỷ của vua cà phê Trung Nguyên đang là tâm điểm của báo chí. Bên cạnh đó, việc làm thế nào mang tài sản của "trùm cờ bạc" Phan Sào Nam về nước hay việc các đại gia vẫn chi hàng nghìn tỷ vào cổ phiếu giữa lúc thị trường "rung lắc"... cũng được nhiều bạn đọc quan tâm.
Phan Sào Nam gửi 3,5 triệu USD ở Singapore: Tịch thu đưa về nước
Phan Sào Nam được cho là đã gửi 3,5 triệu USD tại ngân hàng ở Singapore.
Về chi tiết này, luật sư Nguyễn Hoài Nam (Hãng luật Intercode, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, tài sản do phạm tội mà có được chuyển từ Việt Nam sang Singapore thì Việt Nam chỉ có quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp gửi sang để cơ quan chức năng Singapore thực hiện theo yêu cầu.
Việt Nam không có quyền trực tiếp thực hiện việc xác minh, tịch thu tài sản trên đất nước Singapore.
Việc xác minh, thu hồi tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật của Singapore do cơ quan chức năng Singapore thực hiện.
Việt Nam và Singapore có hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ký giữa các nước ASEAN. Do vậy, việc thu hồi tài sản phạm pháp của Phan Sào Nam được thực hiện theo quy định của hiệp định.
Rắc rối chuyện nhà ông "vua cà phê"
Sau khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ thắng trong vụ kiện vợ cũ của mình, nhiều rắc rối lùm xùm đã xuất hiện. Đặc biệt khi vợ ông - bà Lê Hoàng Diệp Thảo - chia sẻ chặng đường cùng nhau từ ngày gian khó của hai vợ chồng trên báo chí.
Bà Thảo cho rằng, ông Vũ có nhiều dấu hiệu bất thường về sức khỏe từ năm 2014, dẫn đến biến cố trong gia đình và nội bộ doanh nghiệp.
Là người đồng sáng lập và đồng sở hữu, bà Diệp Thảo cho biết sẽ gửi đơn kháng cáo đến tòa án, để làm rõ sự việc và đề nghị được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. “Trong mọi nỗ lực, tôi vẫn mong muốn được đối thoại với chồng, giúp ông hồi phục sức khỏe và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của Trung Nguyên", bà Thảo chia sẻ.
Trong khi đó, dù đang trong tâm bão dư luận, phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn giữ thái độ im lặng, không đưa ra bất cứ thông tin gì.
Rất nhiều vấn đề của Trung Nguyên đã được mang ra “mổ xẻ” từ mâu thuẫn gia đình của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, có một vấn đề khá thú vị ít được đề cập đến đó là tình hình hoạt động của Trung Nguyên.
Đường cùng, "đại gia thuỷ sản" bán con, bán đất, đóng cửa nhà máy
Công ty Cổ phần Hùng Vương (mã chứng khoán HVG) vừa gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) giải trình phương án khắc phục lỗ luỹ kế năm 2018.
Theo đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình trạng thiếu hút nguyên liệu, HVG đặt kế hoạch thoái 100% vốn tại Thực phẩm Sao Ta và trên 50% vốn tại Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng. Đồng thời, thanh lý một số bất động sản tại TPHCM (765 Hồng Bàng, 94 Phạm Đình Hổ).
Ngoài ra, HVG cho biết sẽ thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung - dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang. Đồng thời, đề nghị ngân hàng khoanh nợ và có chính sách ưu đãi lãi suất với các khoản nợ hiện tại.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG hiện chỉ đạt mức giá xấp xỉ 5.000 đồng, lao dốc gần 50% so với thời điểm đầu năm 2018.
Lộ danh tính 4 nữ đại gia chi hơn 6.400 tỷ đồng “ôm” cổ phiếu VPBank
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có thông báo cho biết: Ngày 26/3 đã xuất hiện giao dịch thỏa thuận “khủng” đối với cổ phiếu VPB của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Cụ thể, hai tổ chức là Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng và Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên đã chuyển nhượng gần 100 triệu cổ phiếu VPB cho 4 cá nhân với khối lượng chuyển nhượng của mỗi công ty xấp xỉ 50 triệu đơn vị.
Người nhận chuyển nhượng nhiều nhất là bà Đỗ Thị Mai với lượng cổ phiếu được sang tay lên tới 47,5 triệu đơn vị. Các cá nhân khác là bà Đặng Thị Thanh Tâm nhận chuyển nhượng 26,7 triệu cổ phiếu, bà Trần Thị Hương nhận chuyển nhượng 23,2 triệu cổ phiếu và bà Bùi Bích Hạnh nhận chuyển nhượng 2,45 triệu cổ phiếu VPB.
Với mức giá đóng cửa của VPB phiên giao dịch 26/3 ở mức 64.300 đồng, ước tính, giá trị thương vụ này vào khoảng hơn 6.400 tỷ đồng.
Phiên giao dịch ngày 27/3, cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup được giao dịch với giá tới 117.800 đồng/cổ phiếu. Với sức bật mạnh mẽ, VIC hiện đang là cổ phiếu có vốn hoá vào hàng nhất nhì trên thị trường chứng khoán, có khả năng “soán ngôi” Vinamilk về quy mô và đã trở thành trụ đỡ cho chỉ số VN-Index những phiên vừa qua.
Mức tăng giá ấn tượng của VIC thời gian qua đã đưa khối tài sản cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup không ngừng tăng mạnh. Trên bảng xếp hạng người giàu thế giới của Forbes, tính đến 27/3/2018, tài sản ròng của ông Vương đã đạt mức 6,1 tỷ USD, xếp thứ 298 thế giới.
Trên bảng xếp hạng này, ông Phạm Nhật Vượng xếp ngay trên David Cheriton - Giáo sư trường đại học Standford, người nổi tiếng là vị giáo sư giàu nhất thế giới. Với việc đầu tư vào đế chế Google, giáo sư David Cheriton hiện có 6 tỷ USD.
Nữ đại gia ung dung “bỏ túi” hàng trăm tỷ đồng giữa “rung lắc” thị trường
VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tiếp tục là “điểm sáng” với mức tăng 2.200 đồng tương ứng 3.600 đồng lên 63.600 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của VHC với mức tăng 9.700 đồng tương ứng xấp xỉ 18%.
Tại VHC, bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này đang là cổ đông lớn nhất với sở hữu tới 39,58 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 42,88% vốn điều lệ. Tạm tính đến trưa nay (26/3), “nữ hoàng thủy sản” đã “bỏ túi” thêm gần 384 tỷ đồng sau 4 phiên VHC tăng giá và đưa giá trị khối tài sản trên sàn chứng khoán lên 2.517 tỷ đồng.
Phan Sào Nam được cho là đã gửi 3,5 triệu USD tại ngân hàng ở Singapore.
Về chi tiết này, luật sư Nguyễn Hoài Nam (Hãng luật Intercode, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, tài sản do phạm tội mà có được chuyển từ Việt Nam sang Singapore thì Việt Nam chỉ có quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp gửi sang để cơ quan chức năng Singapore thực hiện theo yêu cầu.
Phan Sào Nam được cho là đã gửi 3,5 triệu USD tại ngân hàng ở Singapore.
Việc xác minh, thu hồi tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật của Singapore do cơ quan chức năng Singapore thực hiện.
Việt Nam và Singapore có hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự ký giữa các nước ASEAN. Do vậy, việc thu hồi tài sản phạm pháp của Phan Sào Nam được thực hiện theo quy định của hiệp định.
Rắc rối chuyện nhà ông "vua cà phê"
Sau khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ thắng trong vụ kiện vợ cũ của mình, nhiều rắc rối lùm xùm đã xuất hiện. Đặc biệt khi vợ ông - bà Lê Hoàng Diệp Thảo - chia sẻ chặng đường cùng nhau từ ngày gian khó của hai vợ chồng trên báo chí.
Là người đồng sáng lập và đồng sở hữu, bà Diệp Thảo cho biết sẽ gửi đơn kháng cáo đến tòa án, để làm rõ sự việc và đề nghị được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. “Trong mọi nỗ lực, tôi vẫn mong muốn được đối thoại với chồng, giúp ông hồi phục sức khỏe và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của Trung Nguyên", bà Thảo chia sẻ.
Trong khi đó, dù đang trong tâm bão dư luận, phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn giữ thái độ im lặng, không đưa ra bất cứ thông tin gì.
Rất nhiều vấn đề của Trung Nguyên đã được mang ra “mổ xẻ” từ mâu thuẫn gia đình của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, có một vấn đề khá thú vị ít được đề cập đến đó là tình hình hoạt động của Trung Nguyên.
Đường cùng, "đại gia thuỷ sản" bán con, bán đất, đóng cửa nhà máy
Công ty Cổ phần Hùng Vương (mã chứng khoán HVG) vừa gửi tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) giải trình phương án khắc phục lỗ luỹ kế năm 2018.
Ngoài ra, HVG cho biết sẽ thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung - dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang. Đồng thời, đề nghị ngân hàng khoanh nợ và có chính sách ưu đãi lãi suất với các khoản nợ hiện tại.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HVG hiện chỉ đạt mức giá xấp xỉ 5.000 đồng, lao dốc gần 50% so với thời điểm đầu năm 2018.
Lộ danh tính 4 nữ đại gia chi hơn 6.400 tỷ đồng “ôm” cổ phiếu VPBank
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có thông báo cho biết: Ngày 26/3 đã xuất hiện giao dịch thỏa thuận “khủng” đối với cổ phiếu VPB của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Cụ thể, hai tổ chức là Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng và Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên đã chuyển nhượng gần 100 triệu cổ phiếu VPB cho 4 cá nhân với khối lượng chuyển nhượng của mỗi công ty xấp xỉ 50 triệu đơn vị.
Người nhận chuyển nhượng nhiều nhất là bà Đỗ Thị Mai với lượng cổ phiếu được sang tay lên tới 47,5 triệu đơn vị. Các cá nhân khác là bà Đặng Thị Thanh Tâm nhận chuyển nhượng 26,7 triệu cổ phiếu, bà Trần Thị Hương nhận chuyển nhượng 23,2 triệu cổ phiếu và bà Bùi Bích Hạnh nhận chuyển nhượng 2,45 triệu cổ phiếu VPB.
Với mức giá đóng cửa của VPB phiên giao dịch 26/3 ở mức 64.300 đồng, ước tính, giá trị thương vụ này vào khoảng hơn 6.400 tỷ đồng.
Phiên giao dịch ngày 27/3, cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup được giao dịch với giá tới 117.800 đồng/cổ phiếu. Với sức bật mạnh mẽ, VIC hiện đang là cổ phiếu có vốn hoá vào hàng nhất nhì trên thị trường chứng khoán, có khả năng “soán ngôi” Vinamilk về quy mô và đã trở thành trụ đỡ cho chỉ số VN-Index những phiên vừa qua.
Trên bảng xếp hạng này, ông Phạm Nhật Vượng xếp ngay trên David Cheriton - Giáo sư trường đại học Standford, người nổi tiếng là vị giáo sư giàu nhất thế giới. Với việc đầu tư vào đế chế Google, giáo sư David Cheriton hiện có 6 tỷ USD.
Nữ đại gia ung dung “bỏ túi” hàng trăm tỷ đồng giữa “rung lắc” thị trường
VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tiếp tục là “điểm sáng” với mức tăng 2.200 đồng tương ứng 3.600 đồng lên 63.600 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của VHC với mức tăng 9.700 đồng tương ứng xấp xỉ 18%.
Thế Hưng
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
- Hệ Thống Thời Trang Naka Click xem
EmoticonEmoticon