Ông Đinh La Thăng gửi lời xin lỗi đến nhân dân, đến Đảng

Từ khóa


“Quyết định thi hành kỷ luật của Ban chấp hành trung ương đối với tôi là có lý có tình” – ông Đinh La Thăng nói khi nhận quyết định phân công của Bộ Chính trị.

Tại Hội nghị công bố trao quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự tại TP.HCM sáng 10-5, ông Đinh La Thăng được phân công thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020), giữ chức phó Ban Kinh tế trung ương.


Ông Đinh La Thăng ôm chào tạm biệt Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm sau khi phát biểu tại hội nghị – Ảnh: THUẬN THẮNG

Sau khi nhận quyết định từ tay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Đinh La Thăng nói lời đầu tiên là chúc mừng ông Nguyễn Thiện Nhân được Bộ Chính trị phân công trọng trách là Bí thư Thành ủy TP.HCM.

“Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân là người trưởng thành từ thành phố nên am hiểu sâu sắc về thành phố và từng giữ cương vị Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố.

Đồng chí ra trung ương làm bộ trưởng, làm phó thủ tướng hai nhiệm kỳ, sau đó là chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cán bộ mẫu mực, luôn gương mẫu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao” – ông Thăng nói.

Ông chúc ông Nguyễn Thiện Nhân cùng tập thể Thành ủy TP.HCM tiếp tục truyền thống vẻ vang của thành phố để “đưa thành phố thân yêu của chúng ta phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước”.


Ông mong thành phố ngày càng có chất lượng sống tốt, “văn minh, hiện đại và nghĩa tình”.

Rời chức vụ Bí thư Thành ủy thành phố, ông Đinh La Thăng cũng gửi lời cảm ơn đến nhân dân, Đảng bộ và chính quyền TP.HCM vì đã dành cho ông tình cảm quý mến, chân thành, sự ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi cùng thường trực thành ủy và nhân dân thành phố nỗ lực xây dựng, phát triển thành phố theo đúng nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Đại hội X của Đảng bộ TP.HCM.

Ông nói thời gian công tác ở TP.HCM chỉ 15 tháng nhưng đã cảm nhận được những tình cảm, sự ủng hộ vô cùng quý báu từ các lão thành, nhân dân, Đảng bộ và chính quyền thành phố.

“Tôi coi đây là tài sản vô giá để luôn trân trọng, nâng niu, giữ gìn trong suốt cuộc đời mình.


Ông Đinh La Thăng cũng cho biết qua kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương về những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2010-2015, ông đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm của người đứng đầu về những hạn chế, khuyết điểm của tập đoàn trong giai đoạn 2009-2011.

“Quyết định thi hành kỷ luật của Ban chấp hành trung ương đối với tôi là có lý có tình, thể hiện sự đoàn kết, tập trung, thống nhất cao trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và cũng đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội khắc phục, sửa chữa khuyết điểm” – ông Thăng nói.

Khẳng định nghiêm túc chấp hành kỷ luật của Đảng, ông cho biết đã xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi Tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương.


“Hôm nay, trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, tôi chân thành xin lỗi và mong được cảm thông, chia sẻ, tiếp tục giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao” – ông Thăng nói.

“Rất mong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tiếp tục coi tôi như là người con của thành phố, dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, tôi cũng sẽ nỗ lực cố gắng đóng góp cho sự phát triển của thành phố, cho hạnh phúc của nhân dân thành phố”.

Ông Đinh La Thăng chúc ông Nguyễn Thiện Nhân mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

“Tôi xin được kính chào Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố!” – ông Thăng kết thúc bài phát biểu.

Ông Đinh La Thăng gửi lời xin lỗi đến nhân dân, đến Đảng

Do liên quan hai vụ án cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế, ngày 8/12 ông Đinh La Thăng bị bắt, khởi tố.

Ngày 8/12, ông Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên ủy viên Bộ Chính trị) đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, tạm giam. Cùng ngày, ông Thăng bị Bộ Chính trị đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban chấp hành Trung ương).

Ông Đinh La Thăng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Tối cùng ngày, lệnh khám xét nhà ông Thăng được thực thi.

Trước đó trong chiều 8/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua “nghị quyết về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội” với ông Đinh La Thăng.

Bộ Công an cho hay ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan công an đang điều tra. Đó là vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank) và vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II.

Theo nhà chức trách, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra đang mở rộng vụ án.

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: CTV

Trước giữ cương vị Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2011-2016, giai đoạn năm 2006-2011, ông Thăng làm Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN rồi Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Ông Đinh La Thăng từng là Ủy viên Bộ Chính trị, một trong 19 người giữ vị trí cao nhất của Đảng. Hồi tháng 5, ông bị cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời phải rời ghế Bí thư Thành ủy TP HCM sau quyết định kỷ luật của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Bảy tháng trước, ông được điều chuyển làm Phó ban Kinh tế Trung ương. Đây cũng là khoảng thời gian “kín tiếng” nhất của ông kể từ khi làm bộ trưởng.

Theo báo cáo trình Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 27/4, Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009-2015 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên dẫn đến nhiều khoản đầu tư của Tập đoàn bị tổn thất, khó thu hồi với tổng số tiền rất lớn.

Là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN từ 2009 đến 2011, ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về những sai phạm của PVN trong giai đoạn này.

Cho rằng những khuyết điểm, vi phạm của ông Đinh La Thăng là “rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã bỏ phiếu với tỷ lệ 90% đồng ý kỷ luật cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII.
Việt Dũng – Hoàng Thùy – Phạm Dự

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan

Blog Xe Hay


EmoticonEmoticon